Trang chủ » Tư vấn nha khoa » Tổng hợp những nguyên nhân gây hôi miệng

Nha khoa thẩm mỹ

Nha khoa bệnh lý

Tin khuyến mại

Tổng hợp những nguyên nhân gây hôi miệng

Hôi miệng là nguyên nhân chính khiến cho bất kỳ ai nếu mắc phải đều trở nên mất tự tin và ngại tiếp xúc, giao tiếp với những người xung quanh. Dưới đây là những nguyên nhân chính tạo ra căn bệnh đó.

Ăn uống quá nhiều đồ ngọt

 

Đồ ngọt là nguyên nhân chính gây nên căn bệnh hôi miệng phổ biến ở rất nhiều người

Trên thực tế, các nha sĩ luôn đưa ra lời khuyên cho tất cả bệnh nhân nên hạn chế những loại thức ăn có chứa quá nhiều đường. Đồ ngọt chính là 1 trong những tác nhân lớn gây ra căn bệnh hôi miệng ở rất nhiều người. Khi bạn ăn những đồ ăn có chứa nhiều đường như kẹo hoặc bánh, vi khuẩn sẽ theo chất ngọt từ đồ ăn sinh sôi, phát triển và lây lan khắp khoang miệng , tới các kẽ răng.

Những đồ ăn có chứa nhiều đường sẽ là nguyên nhân chính tạo ra mùi hôi trong miệng của bạn nếu như bạn không có phương pháp vệ sinh răng miệng sạch sẽ ngay sau khi ăn. Và đây cũng chính là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về răng miệng khác trong đó có sâu răng.

Do sự sinh sản và phát triển của vi khuẩn gây mùi

 

Vi khuẩn cũng là một trong những lý do gây nên hôi miệng

Những vi khuẩn gây mùi thường tồn tại trong khoang miệng, sống dưới nướu răng và ẩn náu sâu trong lưỡi. Thời điểm ngay sau các bữa ăn là khoảng thời gian vi khuẩn gây mùi phát triển mạnh mẽ nhất, đặc biết với những người thường xuyên sử dụng rượu bia và thuốc lá.  Để hạn chế tối đa sự phát triển của loại vi khuẩn này. Bạn nên vệ sinh sạch sẽ răng miệng ngay sau khi ăn, bằng cách sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng và làm sạch sau mỗi bữa ăn sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn hôi miệng lên tới 70%.

Do cảm cúm 

Theo một nghiên cứu mới nhất đây của các nhà khoa học , nghẹt mũi do cảm lạnh sẽ làm cho quá trình duy trì nhịp thở khó khăn hơn, bệnh nhân bắt buộc phải hít thở bằng đường miệng. Điều này sẽ rất không tốt cho răng miệng bởi vì nó sẽ làm khô miệng và giảm tiết nước bọt, làm giảm đi khả năng miễn dịch của răng miệng. Vì nước bọt có khả năng khử mùi, ngăn chặn các vi khuẩn gây bệnh và những nguyên nhân gây nên bệnh sâu răng. Chính vì thế,  giảm lượng nước bọt tiết ra cũng đồng nghĩa với việc làm gia tăng vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng, đồng nghĩa với mùi hôi miệng trở nên nặng hơn và các bệnh lý về răng miệng cũng dễ dàng xảy ra hơn.

Bị mắc các bệnh có thể gây ra hôi miệng

– Bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh lý liên quan đến phổi như: Nhiễm trùng phổi mãn tính, viêm phổi, ung thư phổi hoặc có vật lạ trong mũi.

– Những bệnh lý liên quan đến khoang miệng và mũi như : viêm xoang, viêm phế quản, viêm amygdale và viêm nhiễm đường hô hấp.

– Những bệnh liên quan trực tiếp đến miệng như: nhiệt miệng, lở miệng, chảy máu chân răng,sâu răng kết hợp với bệnh viêm nha chu.

– Bị thoát vị thực quản hay chứng trào ngược dạ dày, đặc biết trong trường hợp có lỗ rò giữa thực quản và dạ dày.

– Một số bệnh lý có khả năng làm giảm sức đề kháng cũng như làm giảm miễn dịch của cơ thể như yếu gan, thận, tiểu đường.

 

Chăm sóc răng miệng khoa học là cách phòng ngừa hôi miệng tốt nhất 

Trên đây là những nguyên nhân gây nên căn bệnh hôi miệng phổ biến nhất. Khi đã xác định được nguyên nhân, việc lựa chọn phương pháp điều trị sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Nhưng điều trị như thế nào để có hiệu quả cao nhất lại không hề đơn giản, nếu thật sự bạn không kiên trì và thực hiện khoa học.

Việc đầu tiên bạn cần làm đó là thay đổi chế độ ăn uống và những thói quen không tốt của mình, là nguyên nhân chính gây ra hôi miệng. Vệ sinh răng miệng hàng ngày theo cách khoa học nhất, bạn cũng nên tập cho mình thói quen đến khám định kỳ tại các trung tâm nha khoa uy tín từ 3 – 6 tháng 1 lần, để nhận được những phương pháp chăm sóc răng miệng tốt nhất từ các bác sĩ chuyên khoa, đặc biệt có thể kịp thời phát hiện những bệnh lý có thể xảy ra để có giải pháp điều trị kịp thời. Một nụ cười duyên, một hàm răng chắc khỏe đều đẹp, một hơi thở thơm mát chính là những yếu tố quan trọng để tạo nên sự quyến rũ, hấp dẫn của bạn. Vì thế ngay từ bây giờ,bạn nên và phải luôn chăm sóc răng miệng của mình trong điều kiện tốt nhất.

 

Đăng ký tư vấn miễn phí