Trang chủ » Tin tức hoạt động » Bước chuyển mình phát triển của ngành nha khoa

Nha khoa thẩm mỹ

Nha khoa bệnh lý

Tin khuyến mại

Bước chuyển mình phát triển của ngành nha khoa

Mỗi 1 mốc thời gian trôi qua, Ngành nha khoa lại có thêm những bước chuyển mình đáng kinh ngạc trong công nghệ thẩm mỹ - Thăm khám, điều trị răng. Bài viết sau đây, Nha khoa Quốc tế Việt Đức sẽ cùng các bạn điểm lại bước chuyển mình phát triển của ngành nha khoa thời gian qua.

1. Fluor, fluor hóa nước

Fluor là 1 trong những thành tựu Nha khoa tuyệt với nhất trong suốt 1 thế kỷ qua. Dẫn chứng chứng minh: Ở thế kỷ XX, việc phục hồi răng tổn thương do sâu răng gây ra hoàn toàn không khả thi. Vào thời điểm này, biện pháp duy nhất được áp dụng để điều trị tình trạng sâu răng đó là: nhổ răng.

Cho tới năm 1945, Tiến sĩ H.Trendley Dean thuộc Viện nghiên cứu nha khoa và sọ mặt – NIDCR đã đưa ra khái niệm về fluor hóa nước. Từ sau phát hiện ấy, fluor dần được ứng dụng phổ biến trong ngành công nghiệp sản xuất kem đánh răng. Sự xuất hiện của kem đánh răng có chứa fluor được sử dụng phổ biến giúp tỷ lệ sâu răng giảm 1 cách nhanh chóng, hiệu quả nhất vẫn là ở trẻ em.

Điều quan trọng nhất chính là fluor an toàn với mọi đối tượng sử dụng, kể cả trẻ em hay người lớn. Chưa kể đó, chi phí sản xuất fluor cũng rất rẻ, khiến cho tất cả mọi đối tượng xã hội đều có thể bảo vệ sức khoẻ 1 cách tốt nhất. Về sau, fluor còn được ứng dụng trong sản xuất nước súc miệng, viên nén bổ sung fluor cho răng, vecni bôi ngoài da và các sản phẩm hỗ trợ điều trị, chăm sóc sức khoẻ răng miệng. 

2.Kỹ thuật gây tê giúp loại bỏ đau đớn

Thuốc tê được sử dụng trong tiểu phẫu giúp bệnh nhân giảm bớt các cơn đau từ những năm Vào những năm 1900, phần lớn các nha sĩ đều đã biến cách ngăn chặn cơn đau trong tiểu phẫu cho bệnh nhân bằng thuốc tê.

Tuy nhiên, 1 nhóm các nhà khoa học bao gồm Tiến sĩ Drummond-Jackson, Hubbell, Jorgensen, Wyckoff, Bullard, Davidau, O’Neil, Verrill và nhiều tiến sĩ khác đã nghiên cứu và ra mắt loại thuốc có khả năng gây tê trực tiếp thông qua tĩnh mạch, giúp bệnh nhân nha khoa thuộc diện cấp cứu có thể kịp thời được điều trị. Loại thuốc tê này bao gồm các thuốc thuộc nhóm benzodiazepin và propofol, được chứng minh an toàn với sức khoẻ.

Hiện nay, không chỉ trong lĩnh vực nha khoa mà việc điều trị bệnh của Y tế nói chung đều sử dụng phương pháp gây mê tương đối để giúp bệnh nhân không còn cảm giác đau đớn trong suốt quá trình thực hiện. Các biện pháp theo dõi tình trạng sức khoẻ bệnh nhân trong điều trị cũng đã sát sao hơn với sự hỗ trợ của máy kích xung, đo oxy, theo dõi sự thay đổi của carbon dioxide và phân tích bispectral trong cơ thể.

3.Vật liệu liên kết

Năm 1925, về cơ bản thì keo nha khoa đã được sử dụng như 1 loại vật liệu giúp liên kết các khí cụ nha khoa như mão sứ, trụ Implant… có thể kết nối được với nhau, phục vụ cho việc thẩm mỹ nha khoa, làm đẹp cho răng. 3 loại keo nha khoa thường được dùng là keo nha khoa silicat, keo nha khoa khẽm phốt phát và keo nha khoa eugenol kẽm oxit. Keo như 1 nền tảng giúp gắn kết các mảnh cấu trúc của răng sứ, trụ Implant để tạo nên 1 cấu trúc răng hoàn hảo, giúp việc phục hình răng đạt hiệu quả cao hơn.

Năm 1963, một nhà nghiên cứu người Anh đã phát hiện và ứng dụng thành công keo nha khoa có thành phần chính là polycarboxylate kẽm, được hình thành từ phản ứng giữa các oxit kim loại và polyme hoà tan trong nước.

Năm 1970, keo nha khoa tiếp tục được nghiên cứu và chế tạo sao cho có khả năng bám dính trên bề mặt răng. Mặc dù chất liệu keo lúc này chưa thực sự đạt chuẩn, nhưng đã tạo tiền đề cho việc ứng dụng các vật liệu liên kết bề mặt răng, giúp tái tạo men răng, bảo vệ ngà răng.

Năm 1955 đánh dấu 1 bước ngoặt lớn trong lĩnh vực phục hình chỉnh nha, khi Michael Buonocore giới thiệu kỹ thuật điều khắc acid. Phát hiện mới này đã giúp việc chỉnh nha có thêm hy vọng vào việc tái tạo men răng đã bị hư hại. Cùng với sự phát triển nhựa Composite của Rafael Bowen, giúp các vật liệu có màu sắc và cấu trúc tương đồng như men răng, giúp trám bít khe nứt, lỗ hổng trên răng 1 cách hoàn hảo.

Những đột phá tiếp theo trong ngành công nghệ chỉnh nha phải kể đến sự liên kết về mặt cơ học và hoá học của vật liệu chỉnh nha và cấu trúc răng. Chẳng hạn như nghiên cứu về sự ăn mòn điện hoá của các hợp kim thường (của Thompson và Liveditis) và kỹ thuật điêu khắc, nung sứ (của Calamia và Simonsen). Những thay đổi này cho phép cải thiện chất lượng trụ abutment trong cấu trúc răng Implant, cho cấu trúc răng giống thật hơn bao giờ hết. Còn kỹ thuật do Calamia và Simonsen nghiên cứu về sau rất hữu ích trong lĩnh vực dán sứ Veneer. Có thể nói, những nghiên cứu này đã mở ra 1 cuộc cách mạng hoá của nha khoa thẩm mỹ.

Sau này, những nghiên cứu mới đều cho ra những hợp chất kim loại không thể bị hao mòn bởi quá trình điện phân do enzim tạo ra (nghiên cứu của C&B Metabond và Panavia). Điều này cho phép răng sứ tồn tại lâu dài trong khoang miệng mà không lo bị xỉn màu, lộ chân đen. Kỹ thuật này còn giúp răng sứ có 1 sự liên kết nhất định với ngà răng gốc, giúp bảo vệ răng tốt hơn.

Trong những năm cuối thế kỷ 20, khung sườn nhân tạo thích ứng tốt với ngà răng cũng đã hoàn thiện, mở ra 1 bước tiến đáng nể trong lĩnh vực phục hình chỉnh nha. Đồng thời mở ra 1 kỷ nguyên mới cho công nghệ nha khoa thẩm mỹ. Vào giữa những năm 1960, 1 thế hệ răng implant mới đã được chào mắt với khả năng phục hồi răng tốt hơn. Vào đầu những năm 1980, mão sứ chất lượng cao đầu tiên được ra đời giữa trên sự kết hợp của chất dẻo hydrophylic, sứ cao cấp cho ra dòng răng sứ có khả năng chịu lực nghiền vô cùng tốt.

Những vật liệu liên kết càng về sau sẽ càng được phát triển vượt trội hơn, nhằm đem đến chất lượng chỉnh nha, phục hình răng hoàn mỹ nhất. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục tìm hiểu và phát triển nhằm tìm ra vật liệu nha khoa cho kết cấu vượt trội hơn.

4. Mũi khoan cao tần

Vào giữa những năm 1950, Tiến sĩ John Borden tại Washington, D.C đã cho ra mắt mũi khoa nha khoa chạy bằng tuabin lần đầu tiên trước thế giới. Với sáng chế này, ông đã tạo ra 1 sự thay đổi lớn đối với việc thực hành tiểu phẫu răng cho cả học viên và bệnh nhân lúc đó.

Năm 1954, tiến sĩ Borden đã thử nghiệm 10 loại thiết kế khác nhau với nhiều biến thể tuabin khác nhau, nhưng vẫn lặp lại cùng 1 lỗi. Đến năm 1956, ông đã hoàn thiện thiết kế đầu tiên với sự giúp đỡ của 1 thợ máy. Ông giải quyết lỗi vòng bi bằng cách sử dụng vòng bi kích cỡ nhỏ, cho tốc độ quay thấp. Dạng vòng bi này cho chất lượng sử dụng bền hơn bản tốc độ cao. Ông cũng giảm ma sát bằng cách đẩy không khí vào giữa các viên bi, làm cho 16 vòng bi nổi lên trên 1/4 so với khoảng trống.

Nếu tốc độ các mũi khoan cùng thời đạt được tối đa 6.000 vòng/phút thì tay khoan khí lực của Tiến sĩ Borden có thể đạt tốc độ xoay lên tới 250.000 vòng/phút, nhanh hơn gấp 40 lần so với máy khoan có động cơ từ ròng rọc.

Tay khoan mới giúp giảm 90% thời gian điều trị răng sâu, trám răng, chuẩn bị mão sứ hay bất cứ công đoạn thăm khám nha khoa nào khác. Nếu với tay khoan cũ có thể mất tới 20 phút điều trị, thì tay khoan của tiến sĩ chỉ cần tới 2 phút mà thôi. Bệnh nhân cũng vì thế mà giảm bớt cảm gáic sợ hãi, lo âu do máy khoan cũ gây ra, đồng thời giảm bớt đau đớn khi điều trị. Từ đó, việc thăm khám nha khoa được thực hiện đầy đủ hơn, kinh tế ngành Nha khoa cũng nhờ đó phát triển vượt bậc.

1 năm sau khi Tiến sĩ Borden giới thiệu tay khoan chạy nhờ khí lực của mình tại các cuộc họp của Hiệp hội Nha khoa Quận 1956 tại Washington D.C, DENTSPLY. 1 Công ty Cung ứng các vật liệu Nha khoa tại New York đã đàm phán và thoả thuận kí kết sản xuất và phân phối độc quyền loại tay khoan này. Từ đó, cuộc cách mạng nha khoa đã lan tới rộng khắp toàn cầu, tạo ra nhiều bước ngoặt mới trong việc thăm khám, điều trị.

5. Vật liệu trám răng

Vật liệu trám răng là thành tựu nghiên cứu của Tiến sĩ Michael Buonocore vào những năm 1950. Cho đến những năm 1970, vật liệu trám răng dần được phổ biến rộng rãi, thịnh hành trên thế giới nhờ tính thẩm mỹ cao của chúng.Vật liệu trám răng hiện vẫn được nghiên cứu nhằm mục đích có thể ứng dụng cả trong phẫu thuật và điều trị các bộ phận khác ngoài răng.

Vật liệu trám răng có tính chất khá mềm dẻo, dạng dung dịch sệt. Khi được sử dụng để trám vết răng sâu, vỡ, mẻ, nứt trên thân răng, vật liệu trám răng sẽ từ từ luồn lách tới các lỗ hổng và bít kín kẻ hở đó. Đặc tính sệt, lỏng dễ tạo hình, bít kín mọi lỗ hổng nên loại vật liệu này xuất hiện cho phép người bệnh có 1 khuôn răng thẩm mỹ tốt hơn với cấu trúc răng khuyết thiếu được lấp đầy.

Vật liệu trám răng sẽ dần dần hoá cứng do tác động oxy hoá của môi trường không khí, tạo thành lớp “vỏ” cứng cáp bao trọn lấy phần răng bị khuyết thiếu. Giúp ngăn ngừa mọi tác động xâm lấn của vụn thức ăn thừa, đồng thời đảm bảo chức năng răng được thực hiện 1 cách tốt nhất.

6. Trồng răng Implant

Trồng răng Implant là phương pháp thẩm mỹ nha khoa có khả năng giúp phục hình cả những răng đã mất hoàn toàn cả gốc chân răng. Trồng răng Implant có cấu trúc bao gồm trụ răng Implant thay thế cho chân răng, gắn chặt vào mô nướu, mão sứ phía trên thay cho thân răng và khớp nối 2 bộ phận này lại với nhau.

Trồng răng Implant lại có lịch sử xuất hiện từ đầu những năm 1900, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm cấy ghép nhiều loại kim loại vào mô nướu nhằm tìm ra vật liệu tương thích tốt nhất với cơ thể người, có thể thay thế răng sâu hỏng đã bị nhổ. Hầu như mọi nỗ lực cố gắng đều không đem lại kết quả tốt, đôi khi chúng còn gây ra những vấn đề hệ luỵ sức khoẻ cho người bệnh. Tuy nhiên, qua nhiều năm nghiên cứu thì chất lượng phục hình Implant đã có vẻ khả quan hơn.

Vào những năm 1960, hình dáng và thiết kế mới của trụ Implant đã đem lại những tín hiệu phục hình hiệu quả đầu tiên. Mặc dù vậy, những trụ Implant thế hệ đầu tiên này chỉ có tuổi thọ tối đa từ 5-10 năm, vô cùng ngắn. Chưa dừng lại ở đó, những năm 1970, các biện pháp tương quan sinh học đã được nghiên cứu và ứng dụng nhằm giúp trụ Implant có thể trụ vững trong khuôn hàm. Trụ Implant thế hệ thứ 2 này đã cho thấy tín hiệu đáng mừng trong việc ngăn chặn khả năng đào thải của xương hàm sau nhiều năm cấy ghép.

Những năm 1980 và 1990, tỷ lệ khuôn hàm cũng đã được chú ý và dự tính cho cả những trường hợp chưa mọc răng khôn. Cho đến nay, tỷ lệ thành công của các ca cấy ghép Implant đã lên tới 95%. Cấy ghép răng Implant cũng đã được nghiên cứu, chứng minh an toàn với sức khoẻ con người. Chưa kể đó, răng Implant hiện tại cũng có khả năng kháng viêm, tránh xâm lấy gây hại do các răng kế cận gây ra cũng vô cùng hiệu quả.

Đăng ký tư vấn miễn phí