Nha khoa thẩm mỹ
Nha khoa bệnh lý
Tin khuyến mại
Cảnh báo! Mất răng lâu năm dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm
03/05/2021
Mất răng là tác nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa, ung thư dạ dày, tiêu xương, tim mạch và nướu răng. Bài viết sau đây, nha khoa Quốc tế Việt Đức sẽ cùng các bạn tìm hiểu chi tiết hơn về tình trạng này.
1. Mất răng dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm
+ Bệnh lý tim mạch xuất hiện khi mất răng
Mất răng sẽ ít hấp thụ rau, chất xơ và Vitamin A vì đây là những thực phẩm khó nghiền nát. Tuy nhiên lại có xu hướng hấp thụ nhiều cholesterol, chất béo bão hòa và calo là mầm mống tiềm ẩn gây bệnh tim mạch, ung thư.
+ Diện mạo thay đổi và bị móm
Thực tế phần chân răng của chúng ta được neo giữ cố định trong xương hàm để tạo lực nhai cần thiết. Lực nhai truyền theo chân răng đến xương hàm, kích thích các tế bào xung quanh để tái cấu trúc tạo nên xương mới.
Xương hàm là bộ khung nâng đỡ môi má xung quanh, khi bị tiêu, phần môi má bị giảm lực nâng đỡ sẽ sụp xuống, chảy xệ và nhăn nheo. Khi mất răng, quy trình kích thích tạo xương không còn, các tế tào tạo xương bắt đầu hoạt động chậm dần theo thời gian khiến xương hàm teo nhỏ và gương mặt như bị móm.
Việc tiêu xương còn làm gương mặt bị ngắn lại theo chiều đứng cằm nhô ra trước, môi trên bị lép và mũi to hơn... Đây chính là một trong những lý do khiến chúng ta bị móm và trông già hơn trước tuổi.
+ Mất răng dẫn đến bệnh nướu răng
Mất răng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh nướu răng. Bác sĩ giải thích, khi mất răng thức ăn dễ mắc vào phần trống của hàm răng nhưng rất khó để vệ sinh, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Theo thời gian, các chất độc do vi khuẩn tiết ra trong mảng bám tích tụ có thể gây viêm nướu, dẫn đến kích ứng.
Viêm nướu dễ lây lan sang các vùng răng khác, gây viêm trên diện rộng. Viêm nướu một trong những nguyên nhân của bệnh hôi miệng và bệnh lý nguy hiểm khác như: Nguy cơ bị tiểu đường, mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, nhiễm trùng huyết, nguy cơ sinh non hoặc thiếu cân ở phụ nữ mang thai.
+Mất răng dẫn đến các bệnh lý tiêu hóa
Răng miệng có khỏe mạnh thì chúng ta mới có thể ăn uống đúng cách, hệ tiêu hóa mới hoạt động tốt. Tuy nhiên, khi mất răng, lực nhai giảm sút, thức ăn khó được nghiền nát đi vào dạ dày và gây ra các vấn đề tiêu hóa như: Rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, khó tiêu…
Theo các tài liệu y khoa, hệ thống tiêu hóa và vi khuẩn trong miệng có mối liên hệ với nhau. Mất răng làm tăng sự hiện diện của vi khuẩn xấu trong miệng. Vi khuẩn xấu có trong nước bọt di chuyển đến đường tiêu hóa khi chúng ta nhai nuốt và làm mất cân bằng hệ thống tiêu hóa.
2. Mất răng phải làm sao?
Mất răng là tình trạng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi cần được phục hình sớm tránh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Với sự phát triển của ngành nha khoa mất răng có nhiều phương pháp để phục hình lại tùy thuộc vào từng trường hợp.
- Trồng răng giả hàm tháo lắp
Hàm giả tháo lắp là phương pháp dùng để phục hồi chức năng răng có thể sử dụng cho tất cả các trường hợp mất răng ưu tiên dùng cho người lớn tuổi. Trong đó, phần tháo lắp có nền được thiết kế từ nhựa Acrylic, kèm theo khung kim loại, còn phần thân răng được chế tạo từ nhựa hoặc sứ.
Đeo hàm giả tháo lắp có tác dụng nâng đỡ cơ môi và má giúp hạn chế hiện tượng hóp má tại các vị trí mất răng, ngăn chặn nếp nhăn xuất hiện ở hai bên má với mức chi phí thấp. Thao tác đơn giản, dễ sử dụng. Tuy nhiên phương pháp này về lâu dài không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương, khả năng ăn nhai bị hạn chế.
- Phương pháp làm cầu răng sứ
Làm cầu răng sứ cố định là một trong các phương pháp trồng răng giả phổ biến hiện nay. Thực hiện phương pháp này bác sĩ sẽ mài nhỏ một hay nhiều răng ở hai bên để làm thành cầu răng, giúp thay thế răng đã mất. Sau đó, răng sứ làm cầu răng được gắn cố định giúp khách hàng ăn nhai bình thường.
Làm cầu răng sứ tương đối vững chắc giúp khôi phục chức năng nhai gần như răng thật. Chi phí làm cầu răng sứ tương đối hợp lý. Tuy nhiên, áp dụng phương pháp này thì khách hàng phải mài răng thật và cũng không ngăn chặn được hiện tượng tiêu xương nơi mất răng như đeo hàm tháo lắp.
- Cấy ghép Implant
Đây được xem là thành tựu vượt trội nhất trong các phương pháp trồng răng giả phục hình răng bị mất hiện nay. Với phương pháp này, bác sĩ sử dụng một trụ Implant làm từ Titanium để cấy trực tiếp vào mô xương hàm, ngay tại vị trí mất răng mà không cần phải mài răng. Sau đó, chờ trụ Implant tích hợp tốt vào xương hàm (có thể mất từ 3 đến 6 tháng) sẽ làm chân và mão răng sứ bọc lên Implant.
Trồng răng giả bằng Implant có khả năng ngăn chặn tình trạng tiêu xương ổ răng, không cần mài răng và không làm ảnh hưởng đến răng thật. Đặc biệt, người dùng có thể thực hiện chức năng nhai hiệu quả như răng thật.
Xem thêm>> Trồng răng Implant giải pháp phục hình răng mất toàn diện
Mất răng gây ra cho người bệnh không ít những khó khăn trong việc giao tiếp và ăn uống, khiến chất lượng cuộc sống bị suy giảm. Do vậy khi mất răng bạn nên khẩn trương đến cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và chỉ định ra phương pháp phù hợp. Chúc bạn có hàm răng chắc khỏe và nụ cười tươi.