Trang chủ » Tin tức hoạt động » Cấy ghép Implant có phải ghép xương không?

Nha khoa thẩm mỹ

Nha khoa bệnh lý

Tin khuyến mại

Cấy ghép Implant có phải ghép xương không?

Câu hỏi: Chào bác sĩ! Tôi năm nay 45 tuổi, cách đây gần 3 tháng tôi có gặp một tai nạn nhỏ và bị mất một chiếc răng, giờ tôi muốn trồng lại răng giả bằng phương pháp cấy ghép implant. Vậy tôi muốn hỏi bác sĩ là có phải cấy ghép implant luôn đi cùng với ghép xương không và trường hợp của tôi có thực hiện cấy ghép được không? Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi, cảm ơn bác sĩ! (Nguyễn Thế Tùng – Bắc Ninh)

Trả lời:

Chào bạn Thế Tùng!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn cho chúng tôi về vấn đề “ Cấy ghép implant có phải luôn đi cũng với ghép xương không?”. Về thắc mắc của bạn sẽ được các bác sỹ Nha khoa Quốc tế Việt Đức giải đáp cụ thể như sau:

Cấy ghép implant có phải luôn đi cũng với ghép xương không ?

Trên thực tế, cấy ghép implant trong nhiều trường hợp phải đi liền với ghép xương. Tuy nhiên, điều này không phải luôn luôn như thế mà nó chỉ xuất hiện trong một vài trường hợp nhất định.

 

Cấy ghép implant trong một số trường hợp phải đi cùng với ghép xương

Đối với đa số các trường hợp cấy ghép implant nếu có xương hàm đủ dày và khỏe mạnh đều có khả năng tích hợp, nâng đỡ implant một cách nhanh chóng. Nhưng trong một số trường hợp xương hàm không thể đáp ứng được đầy đủ các điều kiện để tích hợp implant một cách khỏe mạnh do mật độ xương hàm quá mỏng. Trong trường hợp đó, yêu cầu bắt buộc nếu muốn cấy ghép implant thành công cần phải ghép xương hàm trước khi thực hiện.

Với trường hợp của bạn như đã trao đổi thì răng của bạn đã mất gần 3 tháng, khả năng tiêu xương hàm có thể đã xảy ra, vì xương hàm tại vị trí đó đã không nhận được bất kỳ tác động nào từ hoạt động ăn nhai trong một khoảng thời gian quá lâu. Đó là nguyên nhân chính khiến cho xương hàm bị tiêu đi, ngày càng mỏng và yếu dần. Để biết được chính xác bạn có cần phải ghép xương khi cấy ghép implant hay không thì ngay bây giờ bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám trực tiếp, chụp phim X – Quang và tư vấn phương pháp thực hiện cụ thể.

Nếu sau khi thăm khám, bác sĩ yêu cầu bạn ghép xương để thực hiện cấy ghép implant thì cũng không nên quá lo lắng, vì ghép xương trong cấy ghép implant tại nha khoa Quốc tế Việt Đức tới thời điểm hiện tại đều được thực hiện bằng trang thiết bị hiện đại, tân tiến, cho kết quả tích hợp luôn ở mức tốt nhất.

Quy trình ghép xương cấy implant đạt chuẩn Châu Âu tại Nha khoa Quốc tế Việt Đức

Ghép xương cấy implant không phải là một cuộc phẫu thuật đơn giản, nó cần tới một đội ngũ bác sĩ có tay nghề giỏi, giàu kinh nghiệm mới có thể thực hiện thành công. Bên cạnh đó, để hạn chế tối đa những biến chứng có thể xảy ra các bác sỹ phải cần có sự hỗ trợ của kỹ thuật hiện đại và tuân thủ theo đúng quy trình đã được phê duyệt bởi Hiệp hội nha khoa quốc tế.

Quy trình ghép xương răng

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Bạn sẽ đến gặp bác sĩ tư vấn và tiến hành kiểm tra tổng quát các vấn đề răng miệng cũng như tình trạng sức khỏe để có sự chuẩn bị trước, đồng thời đưa ra được liệu trình chi tiết khi thực hiện ghép xương.

Bước 2: Vệ sinh khoang miệng và gây tê

Trước khi tiến hành tiểu phẫu, bạn sẽ được các bác sĩ làm sạch khoang miệng, sát trùng để tránh viêm nhiễm có thể xảy ra sau khi ghép xương. Tiếp đến bạn sẽ được gây tê bằng hệ thống máy gây tê hiện đại, giúp hạn chế đau nhức đến tối đa cho bệnh nhân.

Bước 3: Ghép xương hàm bằng 1 trong 3 cách

Đây là bước quan trọng nhất và cũng chứa đựng nhiều rủi ro nhất trong quy trình ghép xương, vì nó tác động trực tiếp đến xương hàm. Thực tế, khi khám cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ dựa vào từng trường hợp cụ thể để lựa chọn 1 trong 3 cách ghép xương sau:

+ Ghép xương răng lớn

Nếu răng bị mất đi của bạn là răng hàm và phần xương hàm tại vị trí đó bị khuyết thiếu lớn do trấn thương hoặc do bẩm sinh thì vật liệu dùng để ghép thường là xương tự thân. Có nghĩa là bác sĩ sẽ lấy một phần xương trên chính cơ thể bạn như cằm, hông, chày… để ghép vào đúng vị trí cần ghép xương.

+ Ghép xương răng nhỏ

Xương hàm bị tiêu đi nhưng chưa nhiều có thể do trấn thương, mới mất răng, quá trình tiêu xương chỉ mới bắt đầu thì có thể tái tạo lại xương hàm bằng cách sử dụng mô xương nhân tạo, màng xương tổng hợp đặc biệt hoặc xương bò để ghép.

Nâng xoang là chỉ định thường gặp trong 1 số trường hợp khi cấy ghép implant

+ Nâng xoang

Khi xương hàm vùng xoang bị tiêu, không còn đảm bảo độ cứng chắc sẽ hạ xuống thấp. Lúc này, ghép xương sẽ được thực hiện với mục đích nâng xoang lên, sau một thời gian, mô xương sẽ dần được tích hợp với vật liệu nhân tạo.

+ Mở rộng cung hàm

Nếu trong trường hợp xương hàm quá mỏng, không thể đặt được mô cấy thì các bác sỹ sẽ chỉ định mở rộng cung hàm cho bệnh nhân. Với sự kết hợp của máy móc hiện đại, xương hàm sẽ được mở rộng ra thành 2 phần và vật liệu ghép xương nhân tạo sẽ được đặt vào giữa.

Đối với những trường hợp xương hàm đã bị tiêu đi thì quá trình cấy ghép implant có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào kết quả ghép xương. Nha khoa Quốc tế Việt Đức là nha khoa đầu tiên ứng dụng thành công kỹ thuật cấy ghép implant, Ths, BS. Trịnh Đức Mậu – Bàn tay vàng nha khoa đã thực hiện thành công hàng nghìn ca cấy ghép implant từ đơn giản đến phức tạp. Trong đó cũng có không ít những ca ghép xương đã được thực hiện và cho kết quả tích hợp rất cao, chưa có bất cứ biến chứng nào xảy ra.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “Cấy ghép implant có phải luôn đi cũng với ghép xương không?” của bạn. Nếu còn thắc mắc hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ trực tiếp tới trung tâm hoặc liên hệ đến các số hotline: 1900 645 các bác sỹ tại nha khoa luôn sẵn sàng chia sẻ những khó khăn cùng bạn. 

 

Đăng ký tư vấn miễn phí