Nha khoa thẩm mỹ
Nha khoa bệnh lý
Tin khuyến mại

Đã đến lúc bạn cần thay đổi! Khớp cắn ngược, niềng răng càng sớm, hiệu quả càng cao
19/08/2024
Khớp cắn ngược là gì?
Khớp cắn ngược, hay còn gọi là răng móm, là tình trạng hàm răng dưới chìa ra ngoài quá nhiều so với hàm răng trên. Nguyên nhân gây ra khớp cắn ngược có thể do yếu tố di truyền, bẩm sinh hoặc tác động từ bên ngoài. Đặc biệt, thói quen xấu từ nhỏ như mút ngón tay, đẩy răng bằng lưỡi, dùng ti giả, hay việc xương hàm phát triển không đều đều có thể dẫn đến tình trạng này.
Khớp cắn ngược có hai dạng chính: khớp cắn ngược do răng và khớp cắn ngược do xương.
Khớp cắn ngược do răng: Tình trạng này xảy ra khi răng cửa hàm trên mọc muộn hơn răng cửa hàm dưới hoặc do thói quen xấu của trẻ. Khi đó, răng cửa hàm dưới chìa ra ngoài, bao lấy răng hàm trên, gây ảnh hưởng xấu đến xương hàm trên và có thể làm khuôn mặt trở nên lõm hoặc gãy.
Khớp cắn ngược do xương: Xảy ra khi xương hàm trên kém phát triển hoặc xương hàm dưới phát triển quá mức. Ngoài ra, khớp cắn ngược do xương còn có thể do dị tật khe hở vòm miệng, làm cho răng cửa hàm trên luôn ở phía trong so với răng cửa hàm dưới.
Biến chứng nguy hiểm của khớp cắn ngược
Khớp cắn ngược không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều biến chứng khác về sức khỏe và cuộc sống hàng ngày:
Gương mặt thiếu cân đối: Khớp cắn ngược làm khuôn mặt bất cân xứng, cằm đưa ra nhiều, cằm dài quá mức “mặt lưỡi cày” khiến người mắc mất tự tin và ngại giao tiếp. Khuôn mặt có thể trở nên già nua và xấu xí.
Ảnh hưởng đến ăn nhai: Người bị khớp cắn ngược gặp khó khăn trong việc ăn uống, phải nhai chậm rãi để tránh va chạm răng môi gây chảy máu hoặc hóc nghẹn, ảnh hưởng đến tiêu hóa.
Cản trở sinh hoạt hàng ngày: Khớp cắn ngược gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng và phát âm, đặc biệt là phát âm chuẩn tiếng Anh.
Biến chứng bệnh lý: Khớp cắn ngược có thể gây ra các bệnh lý như đường ruột, bệnh tim mạch, đau buốt nửa đầu do khớp thái dương hàm bị ảnh hưởng. Người mắc khớp cắn ngược dễ bị sâu răng, viêm nướu và viêm lợi.
Điều trị khớp cắn ngược như thế nào?
Có nhiều phương pháp điều trị khớp cắn ngược tùy thuộc vào tình trạng và tài chính của mỗi người, bao gồm phẫu thuật, bọc răng sứ và niềng răng.
Phẫu thuật: Phẫu thuật chỉnh hình răng miệng hiệu quả với hầu hết các trường hợp khớp cắn ngược, đặc biệt là do xương. Phẫu thuật chỉnh hình xương giúp tương quan hàm trên và hàm dưới hài hòa, cải thiện thẩm mỹ khuôn mặt và chức năng ăn nhai. Tuy nhiên phẫu thuật thường có chi phí cao, tiềm ẩn nhiều biến chứng hậu phẫu; sau khi phẫu thuật, tùy từng trường hợp bệnh nhân vẫn phải cần niềng răng thêm một thời gian.
Bọc răng sứ: Phương pháp này chỉ phù hợp với khớp cắn ngược nhẹ do răng. Ưu điểm của bọc răng sứ là thời gian phục hồi nhanh, cải thiện màu sắc và hình dáng răng, độ bền cao và thẩm mỹ như răng thật. Tuy nhiên, phương pháp này cần mài cùi răng thật và chỉ phù hợp với khớp cắn nhẹ.
Niềng răng: Phù hợp với mọi tình trạng khớp cắn ngược từ nhẹ đến nặng. Niềng răng bảo tồn răng thật tối đa, không cần mài răng như bọc sứ và điều chỉnh khớp cắn về đúng vị trí. Đây là phương pháp hiệu quả và được nhiều người lựa chọn để cải thiện thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.
Tại sao chọn Nha khoa Quốc tế Việt Đức để điều trị khớp cắn ngược
Nha Khoa Quốc Tế Việt Đức là địa chỉ uy tín hàng đầu trong lĩnh vực chỉnh hình răng miệng. Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và quy trình điều trị tiên tiến, chúng tôi cam kết mang lại nụ cười hoàn hảo và sự tự tin cho khách hàng.
Với hơn 30 năm kinh nghiệm không chỉ về nha khoa mà còn về thẩm mỹ, các bác sĩ tại Nha khoa Quốc tế Việt Đức đã điều trị thành công rất nhiều trường hợp khớp cắn ngược từ đơn giản đến phức tạp, đặc biệt những ca sai lệch khớp cắn nặng trong giới hạn phẫu thuật mà chỉ cần niềng răng.
Liên hệ với Nha Khoa Quốc Tế Việt Đức ngay hôm nay để được tư vấn và điều trị khớp cắn ngược một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Đừng để tình trạng khớp cắn ngược ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của bạn!