Trang chủ » Tư vấn nha khoa » Khi nào cần cấy ghép xương

Nha khoa thẩm mỹ

Nha khoa bệnh lý

Tin khuyến mại

Khi nào cần cấy ghép xương

Ghép xương trong cấy Implant thường được chỉ định cho những trường hợp mật độ xương hàm không đủ để cấy trụ Implant.

Ghép xương khi trồng răng Implant là gì?

Ghép xương trong quá trình trồng răng Implant là một tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực nha khoa, giúp hỗ trợ phục hình răng đã mất. Kỹ thuật này giúp xương hàm giữ vững trụ Implant, đồng thời thúc đẩy quá trình tái tạo xương mới của xương hàm cũ (bị mỏng hoặc tiêu bớt vì mất răng).

Để thực hiện ghép xương, các bác sĩ sẽ thêm vào vị trí xương bị khuyết một lượng phù hợp. Đó có thể là xương tự thân của chính bệnh nhân hoặc xương nhân tạo.

Các kỹ thuật ghép xương trong cấy ghép Implant

Hiện nay có 4 kỹ thuật ghép xương phổ biến:

- Ghép xương tổng hợp.

- Ghép xương dị chủng.

- Ghép xương đồng chủng.

- Ghép xương tự thân.

Vai trò của ghép xương trong cấy ghép Implant

Rất nhiều người khi mất răng thường không trồng răng hoặc điều trị luôn. Bởi vậy dẫn tới tình trạng tiêu xương ổ răng, thậm chí lâu ngày dẫn tới tiêu xương hàm. Qua quá trình ăn nhai, sinh hoạt, xương ổ răng phải chịu tác động nặng nề. Đây là nguyên nhân khiến xảy ra các trường hợp: các màng xương bị ảnh hưởng, xương hàm bị mỏng đi, xương ổ răng tiêu dần.

Ngoài ra, việc sử dụng hàm tháo lắp hoặc làm cầu răng sứ trong thời gian dài cũng gây áp lực lớn tới vùng mất răng, dẫn tới hiện tượng tiêu xương. Ngoài ra sử dụng cầu răng sứ hay hàm tháo lắp còn làm tăng nguy cơ các bệnh về răng miệng như: viêm lợi, nha chu, sâu răng, viêm chân răng, viêm niêm mạc miệng…lâu ngày dễ gây nhiễm trùng tiêu xương.

Chính vì vậy, những khách hàng bị mất răng, đặc biệt là mất răng lâu ngày cần tiến hành cấy ghép xương mới có thể phục hình Implant thành công:

- Gia tăng mật độ xương hàm.

- Thúc đẩy quá trình tích hợp giữa trụ Implant và xương hàm.

- Kéo dài tuổi thọ cho trụ Implant.

- Giúp phẫu thuật thành công, đạt hiệu quả cao.

Những trường hợp nào cần ghép xương khi cấy Implant

Ghép xương ổ răng là một thủ thuật nha khoa nhỏ nhằm bổ sung xương vào vị trí mất răng. Ghép xương được chỉ định trong các trường hợp:

- Mật độ xương hàm quá mỏng và yếu do bẩm sinh.

- Xương hàm bị tiêu đi, do thời gian mất răng quá lâu.

- Bị trấn thương mạnh, hoặc di chứng từ những cuộc phẫu thuật trước.

Và khách hàng chỉ được chỉ định ghép xương nếu đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Xương hàm của người bệnh có kích thước chuẩn, mật độ xương phải ổn định, xương không quá giòn cũng không quá xốp.

- Xương hàm cần phải có chiều rộng phù hợp với trụ implant để tăng khả năng tích hợp giữa mô xương và trụ implant. Từ đó, trụ implant mới có đủ khả năng chịu lực từ các hoạt động ăn nhai. Ngoài ra, xương hàm phù hợp sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của trụ implant, giúp trụ implant không bị đào thải.

Trường hợp những người có xương hàm không đủ chất lượng sẽ làm tăng tỷ lệ thất bại của phẫu thuật cấy ghép implant. Nếu cấy ghép thành công thì trụ implant sẽ bị đào thải khỏi môi trường miệng chỉ sau 1 hoặc 2 năm, thậm chí là vài tháng.

Những trường hợp cần cân nhắc trước khi ghép xương

- Người mất răng toàn hàm.

- Người có hệ miễn dịch suy giảm do các bệnh mãn tính như: tim mạch, tiểu đường, điều trị ung thư…

- Người đang mắc các bệnh lý răng miệng: bệnh nha chu, viêm nướu, áp xe răng…

- Người thường xuyên sử dụng các chất kích thích: bia, rượu, thuốc lá… và không có khả năng bỏ được.

Tại Nha khoa Quốc tế Việt Đức, quy trình ghép xương được tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định của Bộ Y tế, được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, cùng sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại.

- Bước 1: Thăm khám và tư vấn. Trước mỗi ca phẫu thuật, các bác sĩ cần thăm khám để khai thác thông tin từ người bệnh, nhằm hiểu rõ tình trạng của người bệnh.  và đưa ra những tư vấn phù hợp.

- Bước 2: Thực hiện sát khuẩn và gây tê. Việc sát khuẩn và gây tê trong mỗi ca phẫu thuật là vô cùng cần thiết. Sát khuẩn để đảm bảo an toàn cho người bệnh, và gây tê để giúp loại bỏ mọi cảm giác đau đớn của người bệnh.

- Bước 3: Tiến hành ghép xương.

Đầu tiên, bác sĩ sẽ làm lộ vùng xương cần ghép bằng cách tạo vạt niêm mạc. Tiếp theo, bác sĩ sẽ dùng mũi khoan chuyên dụng để khoan vào phần vỏ xương để tạo một hố nhỏ. Sau đó, sẽ đặt bột xương vào khung hàm. Cuối cùng, bác sĩ sẽ che bộ xương bằng màng xương và cố định chúng.

- Bước 4: Đóng vết mổ

Ở bước này, bác sĩ sẽ thực hiện khâu đóng vạt niêm mạc và kết thúc quá trình mổ.

- Bước 5: Theo dõi sức khỏe người bệnh, hẹn tái khám

Sau khi hoàn tất quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ theo dõi sức khỏe người bệnh bằng cách kiểm tra thân nhiệt và khả năng cầm máu. Nếu sức khỏe người bệnh ổn định, bác sĩ sẽ cho người bệnh ra về. Trước đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc vết thương tại nhà, kê thuốc giảm đau và hẹn tái khám nếu cần.

Đăng ký tư vấn miễn phí