Trang chủ » Tư vấn nha khoa » Khi nào cần nong hàm?

Nha khoa thẩm mỹ

Nha khoa bệnh lý

Tin khuyến mại

Khi nào cần nong hàm?

Nong hàm là kĩ thuật thường được sử dụng trong quá trình chỉnh nha với khí cụ chuyên dụng. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần nong hàm.

Nong hàm là gì?

Nong hàm là kĩ thuật được sử dụng trong quá trình chỉnh nha để nới rộng cung hàm, tăng diện tích vòm miệng. Nong hàm giúp tạo khoảng trống để các răng của hàm có thể dịch chuyển dễ dàng hơn trong quá trình chỉnh nha.

Kĩ thuật nong hàm thường áp dụng cho hàm trên, rất ít trường hợp áp dụng với hàm dưới.

Khi áp dụng nong hàm thì việc nhổ răng thường không cần thiết nữa. 

Tuy nhiên, kĩ thuật nong hàm chỉ có thể áp dụng trong một số trường hợp cụ thể và quá trình nong hàm thường diễn ra từ 1 - 3 tháng.

Khi nào cần nong hàm?

Những trường hợp cần nong hàm:

VÒM HÀM QUÁ HẸP

Vòm hàm được coi là hẹp khi nó quá nhỏ so với khuôn mặt. Khi đó, nếu niềng răng, nên kết hợp nới rộng vòm hàm sao cho cân đối khuôn mặt. Vòm hàm sau khi được nới rộng sẽ tạo khoảng trống vừa đủ để sắp xếp răng.

VÒM HÀM KHÔNG ĐỦ CHỖ CHO RĂNG SẮP XẾP

Nghĩa là với 28 – 32 chiếc răng nhưng vòm hàm không đủ chỗ cho các răng sắp xếp đều đặn với nhau (răng khấp khểnh). Khi đó, nếu vòm hàm được mở rộng đôi chút, răng có thêm diện tích thì có thể di chuyển để sắp xếp với nhau đều đẹp hơn.

HÀM BỊ LỆCH, MÉO

Đây là trường hợp phức tạp khi một trong hai bên hàm bị móp méo, không cân đối với bên hàm còn lại. Tình huống này khiến cho khớp cắn lệch lạc. Muốn cân đối lại chỉ cần nong rộng một bên hàm vì phần hàm bên kia đã tương đối ổn.

Nong hàm sẽ giúp tạo sự cân đối trong cấu trúc hàm mặt và hỗ trợ niềng răng nhanh chóng, hiệu quả.

Những lưu ý khi nong hàm

- Những ngày đầu khi mới nong hàm, cảm giác khó chịu là không tránh khỏi. Để hạn chế những cơn đau, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

- Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ trong quá trình nong hàm: khi nong hàm, bạn có thể sẽ gặp một số trở ngại khi vệ sinh răng miệng. Bạn nên sử dụng bàn chải có lông mềm, tăm nước và thường xuyên súc miệng bằng nước súc miệng.

- Làm sạch khí cụ nong hàm: sử dụng bàn chải nhỏ chuyên dụng, chỉ nha khoa, kết hợp tăm nước để làm sạch khí cụ nong hàm.

- Chế độ ăn uống phù hợp: trong những ngày đầu tiên mới gắn nong hàm sẽ chưa quen, bạn nên ăn những thực phẩm lỏng, mềm. Trong quá trình nong hàm không nên ăn những thực phẩm dai cứng, dễ bám dính.

Nong hàm sẽ ảnh hưởng tới việc phát âm của bạn một chút trong thời gian đầu. Nhưng bạn không nên quá lo lắng về vấn đề này, vì sau một thời gian bạn sẽ dần quen và không còn cảm giác khó chịu nữa. 

Khi thực hiện vặn vít tăng áp lực cho khí cụ nong hàm bạn cũng cần lưu ý những điều sau:

- Bạn có thể nhờ người thân hoặc tự mình vặn thìa. Hãy chọn nơi đủ ánh sáng để có thể quan sát rõ và thực hiện chính xác. Nếu tự thực hiện, bạn có thể đứng trước gương. Còn nếu nhờ người thân, bạn có thể nằm, há miệng rộng để tránh chạm khóa vào niêm mạc hay lưỡi gà gây phản ứng nôn.

- Dùng chỉ nha khoa móc vào khóa, giữ lại để tránh rơi vào cổ họng.

- Đưa chìa khóa vào lỗ vít một cách từ từ, sau đó điều chỉnh chậm rãi để tăng áp lực vít, nới rộng hàm nong.

Trong quá trình nong hàm bạn cũng nên thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Nên thông báo ngay với bác sĩ nếu gặp lý do bất khả kháng khiến bạn không thể theo kịp lịch nới rộng dụng cụ định kỳ.

Đăng ký tư vấn miễn phí