Trang chủ » Tin tức hoạt động » Những thông tin cần biết đeo hàm duy trì khi chỉnh nha

Nha khoa thẩm mỹ

Nha khoa bệnh lý

Tin khuyến mại

Những thông tin cần biết đeo hàm duy trì khi chỉnh nha

Hàm duy trì chỉnh nha cũng như hàm chỉnh nha chính đều giữ một vai trò quan trọng trong quá trình điều trị chỉnh nha. Bài viết sau đây, Nha khoa Quốc tế Việt Đức sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin cần biết đeo hàm duy trì khi chỉnh nha. Hãy cùng chúng tôi tham khảo ngay!

Hàm duy trì chỉnh nha cũng như hàm chỉnh nha chính đều giữ một vai trò quan trọng trong quá trình điều trị chỉnh nha. Bài viết sau đây, Nha khoa Quốc tế Việt Đức sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin cần biết đeo hàm duy trì khi chỉnh nha. Hãy cùng chúng tôi tham khảo ngay!

1. Hàm duy trì khi chỉnh nha là gì?

Hàm duy trì là khí cụ được sử dụng sau khi chỉnh nha hoàn tất. Hàm duy trì thường có 2 dạng : cố định và tháo lắp. Sau khi tháo mắc cài, răng trên cung hàm cần có khoảng thời gian để mô nướu và mô nha chu điều chỉnh lại cấu trúc ổn định. 

Nhiều bệnh nhân sau khi tháo mắc cài thường không có thói quen đeo hàm duy trì dẫn đến tình trạng răng mau chóng bị xô lệch, tái phát như vị trí ban đầu. Hàm duy trì giúp giữ răng ở vị trí mới một cách ổn định, tạo xương mới trong sự hài hòa với răng ở vị trí mới.

2. Thời gian đeo hàm duy trì chỉnh nha

Thời gian đầu khi vừa thay thế hàm duy trì chỉnh nha bạn cần phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt tức là phải đeo hàm duy trì 24/24  giờ. Thời gian này kéo dài trong khoảng 3 tới 4 tháng.

 Sau đó thời gian đeo hàm duy trì hàng ngày sẽ được giảm xuống. Bạn không nhất thiết phải đeo hàm duy trì 24/24 nữa mà giảm xuống còn khoảng 20 giờ và càng về cuối thì thời gian càng ngắn hơn. Quá trình này có thể mất từ 9 đến12 tháng.  Đó cũng là lí do vì sao bác sĩ thường khuyên bạn nên đeo hàm duy trì liên tục trong 12 tháng đầu sau khi tháo mắc cài.

Tuy nhiên, chỉ định của bác sĩ  sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ lệch lạc của tình trạng răng ban đầu, tuổi của bạn ( thời gian mang hàm duy trì ở người lớn sẽ lâu hơn trẻ em) và có thể sử dụng hàm duy trì để hoàn tất một vài vị trí răng chưa thật sự thẳng hàng.

3. Cách tháo lắp hàm duy trì

Bệnh nhân có thể lựa chọn sử dụng hàm duy trì tháo lắp hoặc hàm duy trì cố định. Với hàm duy trì cố định thì bác sĩ chỉnh nha sẽ cố định và vít hàm chắc chắn vào răng nên bệnh nhân không thể tự tháo ra được mà phải nhờ tới sự can thiệp của bác sĩ.

Còn với hàm duy trì tháo lắp thì bệnh nhân có thể tháo rời ra và lắp vào theo sự chỉ dẫn của bác sĩ nhằm vệ sinh và ăn uống.

Để an toàn cho nướu và các mô mềm thì bệnh nhân phải thực hiện các thao tác tháo lắp nhẹ nhàng và thứ tự từng bước một như chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.

4. Cách vệ sinh, giữ gìn hàm duy trì

Dù là hàm duy trì chỉnh nha cố định hay hàm duy trì chỉnh nha tháo lắp thì bệnh nhân cũng phải thường xuyên làm vệ sinh sạch sẽ. Đối với hàm duy trì chỉnh nha tháo lắp thì sau khi vệ sinh xong bệnh nhân phải cẩn thận cất vào hộp đựng nếu không sử dụng luôn tránh tình trạng rơi rớt hoặc va chạm mạnh làm vỡ.

Việc vệ sinh hàm duy trì tháo lắp còn giúp bệnh nhân tránh được nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng do vi khuẩn ngoài môi trường xâm nhập vào khoang miệng thông qua hàm duy trì tháo lắp chỉnh nha.

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về hàm duy trì sau chỉnh nha. Nếu còn có điều gì băn khoăn vui lòng liên hệ Nha khoa Quốc tế Việt Đức theo Hotline 19006465 hoặc điền thông tin theo Form mẫu để được bác sĩ giải đáp miễn phí, xin chân thành cảm ơn!

Đăng ký tư vấn miễn phí