Trang chủ » Tin tức hoạt động » Những thông tin cơ bản về chảy máu chân răng

Nha khoa thẩm mỹ

Nha khoa bệnh lý

Tin khuyến mại

Những thông tin cơ bản về chảy máu chân răng

Bạn vẫn luôn thắc mắc răng chảy máu chân răng là bệnh gì và nguyên nhân do đâu, triệu chứng và cách khắc phục như thế nào hiệu quả. Hãy tham khảo những thông tin sau để xác định được nguyên nhân, cách khắc phục giúp bảo tồn răng thật tối đa đề phòng hậu quả nguy hiểm do chảy máu chân răng gây ra.

Bạn vẫn luôn thắc mắc răng chảy máu chân răng là bệnh gì và nguyên nhân do đâu, triệu chứng và cách khắc phục như thế nào hiệu quả. Hãy tham khảo những thông tin sau để xác định được nguyên nhân, cách khắc phục giúp bảo tồn răng thật tối đa đề phòng hậu quả nguy hiểm do chảy máu chân răng gây ra.

1. Nguyên nhân chảy máu chân răng ?

Chảy máu chân răng là bệnh lý răng miệng phổ biến khiến răng trở nên nhạy cảm và dễ bị chảy máu ở phần lợi, chân răng. Hầu hết mọi người bị chảy máu chân răng đều không hề tìm nguyên nhân & cách chữa để rồi dẫn đến các triệu chứng ê buốt, lung lay răng… nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng.

➤ Do chăm sóc răng miệng không đúng cách

Ăn uống xong nếu không súc miệng sạch hoặc không chải răng đúng cách, cặn bã của thức ăn sẽ đọng lại trên răng và lợi cùng với vi khuẩn làm thành một lớp mảng bám trên bề mặt răng gây ra nhiều bệnh lý răng miệng trong đó có chảy máu chân răng.

Hoặc việc đánh răng hàng ngày chưa khoa học, đánh với lực mạnh, bàn chải cứng sẽ gây tổn thương  nướu, lợi chân răng dẫn đến chảy máu.

➤ Do một số bệnh phổ thông khác

+ Bị bệnh thuộc hệ thống tạo máu: do thiếu một vài yếu tố tham gia vào quá trình đông máu như: bệnh ưa chảy máu, bệnh giảm tiểu cầu, thiếu can xi…

+ Bị một số bệnh về gan, do gan tham gia vào quá trình tổng hợp chất đông máu từ vitamin K. Hay chảy máu chân răng có thể do thiếu các vitamin khác…

➤Chảy máu chân răng do tác động mạnh

Việc va đập hay chải răng quá mạnh sẽ khiến nướu răng (phần tiếp giáp với chân răng) bị tổn thương và gây ra tình trạng chảy máu chân răng. Việc này lập lại nhiều lần sẽ khiến cho phần chân răng bị tổn thương khó lành lại được, chỉ cần một tác động nhỏ vào lần tiếp theo cũng sẽ khiến cho chân răng bị chảy máu.

➤ Chảy máu chân răng có thể do bệnh lý răng miệng

Bệnh lý nha chu có thể là viêm nướu, nặng hơn là viêm nha chu, lâu ngày nếu không hỗ trợ điều trị răng sẽ lung lay và mất răng. Tình trạng, chảy máu chân răng có thể do một số bệnh lý răng miệng khác như sâu răng, viêm quanh răng….

Bên cạnh đó, việc ăn uống thiếu chất, thiếu vitamin C…cũng là một trong những nguyên nhân bị chảy máu chân răng.

2. Những biến chứng nguy hiểm từ chảy máu chân răng

Đến hơn 60% dân số thế giới bị viêm lợi do chảy máu chân răng và biến chứng thành viêm nha chu do không tìm cách chữa trị kịp thời, trong số đó có đến 40% bị gãy rụng răng. Ngoài ra, người bị viêm nha chu sẽ dẫn đến những hệ lụy sau và tiến triển theo chiều hướng nặng dần nếu không được hỗ trợ điều trị.

Những biến chứng thường gặp của chảy máu chân răng bạn cần chú ý để phát hiện sớm, kịp thời. 

+ Hôi miệng.

+ Nướu sưng đỏ và chảy máu.

+ Răng lung lay.

+ Xuất hiện túi mủ ở chân răng.

+ Xuất hiện ổ áp xe răng.

+ Răng gãy rụng, mất răng

3. Chảy máu chân răng khắc phục như thế nào?

+ Chảy máu chân răng nhẹ:

  • Bổ sung Vitamin C: Theo giới chuyên môn, trung bình một quả bưởi chứa gần 92,5 mg vitamin C nên bổ sung bưởi vào thực đơn ăn uống hàng tuần, sẽ giúp bạn tăng cường Vitamin C. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung Vitamin C qua các loại hoa quả khác như chanh, cam, xoài, dứa…. để làm hạn chế tối đa tình trạng chảy máu răng.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm: Hãy pha một chút muối với nước ấm và súc miệng 3 lần/ ngày, nước muối ấm sẽ giúp loại bỏ những vi khuẩn tấn công chân răng, làm hạn chế tình trạng chảy máu răng.
  • Sử dụng trà: Trà có tính kháng khuẩn rất cao, nên bạn có thể lấy 1 túi trà lọc nhỏ và nhúng nó vào cốc nước lạnh. Sau đó lấy túi trà đã được nhúng ướt và lạnh để vào trong lợi bị chảy máu.
  • Dùng mật ong: Sau khi đánh răng xong, nhúng một ít mật ong lên đầu ngón tay và chà lên những vùng bị nhiễm trùng ở chân răng, cảm giác đau sẽ giảm đi đáng kể.

Tuy nhiên thực hiện các cách này chỉ có tác dụng làm giảm bớt tình trạng chảy máu chân răng tạm thời. Nếu muốn khắc phục dứt điểm chúng tôi khuyên bạn nên đến cơ sở nha khoa để được điều trị.

+ Chảy máu chân răng mức độ nặng

Tốt nhất, bạn nên sớm sắp xếp thời gian đến các trung tâm nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám. Tùy từng vào tình trạng răng ở mỗi người, bác sĩ sẽ có những phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả và thích hợp.

  • Chảy máu chân răng do bệnh lý nha chu bác sỹ sẽ chỉ định lấy cao răng
  • Chảy máu chân răng do các bệnh lý răng miệng, sâu răng, viêm nướu thì bác sỹ sẽ chỉ định điều trị dứt điểm bệnh lý.

Sau khi lấy cao răng, điều trị bệnh lý răng miệng tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp để giúp bệnh nhân thoát khỏi tình trạng này trong thời gian nhanh nhất.

Hãy gọi điện theo Hotline 19006465, gửi câu hỏi online theo form dưới đây hoặc trực tiếp đến các cơ sở của Nha khoa bạn sẽ được các bác sĩ sẽ giải đáp chi tiết mọi thắc mắc của bạn về tình trạng chảy máu chân răng. Chúc bạn sớm lấy lại được hàm răng chắc khỏe, nụ cười rạng rỡ. 

Đăng ký tư vấn miễn phí