Trang chủ » Tư vấn nha khoa » Mẹo chữa nhiệt miệng đơn giản, hiệu quả

Nha khoa thẩm mỹ

Nha khoa bệnh lý

Tin khuyến mại

Mẹo chữa nhiệt miệng đơn giản, hiệu quả

Nhiệt miệng là dấu hiệu về sự thay đổi của sức khỏe, cơ thể nóng lên và bị mất nước. Áp dụng những mẹo nhỏ dưới đây sẽ nhanh chóng chấm dứt tình trạng nhiệt miệng.

nhiet-mieng

 

Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Nhiệt miệng là một dạng viêm gây ra những vết lở ở niêm mạc miệng, tạo thành hình lỗ nhỏ có màu vàng nhạt, bao quanh bởi 1 đường viền màu đỏ tươi. Gây ra cảm giác khó chịu, xót khi ăn uống, đặc biệt những đồ ăn có tính chua, mặn và cay.

Theo quan niệm dân gian, nhiệt miệng là do bị nóng trong người hoặc ăn nhiều đồ có tính nóng. Nhưng hiện nay, khoa học đã chứng minh nhiệt miệng có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như:

- Do các bệnh lý về răng miệng, như: sâu răng, viêm quanh răng, viêm tủy răng...

- Do nhiễm khuẩn hoặc phản ứng ngược với một số thành phần hóa học có trong kem đánh răng, nước súc miệng...

- Tổn thương niêm mạc, do chúng ta ăn đồ quá nóng hoặc cắn trực tiếp phải môi, miệng.

- Nhiệt miệng cũng có thể là biểu hiện của việc thiếu vitamin B12, B9 và các khoáng chất như sắt, kẽm…

- Căng thẳng, stress cũng là nguyên nhân gây nhiệt miệng.

 nguyen-nhan-nhiet-mieng

 5 mẹo chữa nhiệt miệng hiệu quả

Nhiệt miệng là một trong những bệnh lý có thể tự khỏi theo cơ chế tự lành thương của cơ thể. Tuy nhiên, thời gian tự lành thương khá lâu và gây nhiều khó chịu cho người mắc phải.

Dưới đây là 5 mẹo chữa nhiệt miệng nhanh, hiểu quả dành cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

1. Mật ong

Mật ong có tính kháng khuẩn, chống viêm và tái tạo mô bị tổn thương nên dùng để chữa nhiệt miệng rất hiệu quả. Có thể dùng mật ong theo 2 cách:

- Trộn đều mật ong với bột nghệ và thoa trực tiếp lên vết loét ngày 4 – 5 lần.

- Lấy nước lá cổ mực đã được ép trộn đều với mật ong, thoa lên vùng nhiệt miệng, ngày 3 – 4 lần.

mat-ong-chua-nhiet-mieng

2. Rau mùi om

Rau mùi om có tính kháng khuẩn, ngoài việc chưa nhiệt miệng, nó còn có tác dụng chưa hôi miệng rất tốt.

Chỉ cần dùng 1 muỗng hạt rau mùi om đun sôi lên với nước. Dùng nước này súc miệng sau mỗi bữa ăn, vết nhiệt miệng sẽ nhanh chóng lành và se lại.

chua-nhiet-mieng

3. Dầu dừa

Dầu dừa không chỉ có tác dụng làm đẹp mà còn có tác dụng chữa nhiệt miệng rất hiệu quả. Khả năng kháng khuẩn, làm sạch miệng sẽ làm mát, giảm khó chịu do những vết loét nhiệt miệng gây ra.

Bạn có thể dùng trực tiếp dầu dừa để súc miệng hoặc ngậm trong miệng vài phút rồi súc miệng lại. Dầu dừa sẽ nhanh chóng làm dịu và se vết loét.

dau-dua-chua-nhiet-mieng

4. Rau ngót

Đây là một trong những phương pháp dân gian rất phổ biến. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát và lưu thông máu sẽ giúp tình trạng nhiệt miệng nhanh chóng chấm dứt.

Rửa sạch rau ngót và dã nát lấy nước, chấm trực tiếp lên vùng nhiệt miệng. Có thể trộn thêm mật ong để tăng hiệu quả, thực hiện đều đặn 3 lần/ngày.

rau-ngot-chua-nhiet-mieng

5. Nước củ cải

Củ cải có tác dụng làm mát, thanh nhiệt, lành thương nhanh nên rất hiệu quả khi được dùng để điều trị tình trạng nhiệt miệng.

Dùng 300g củ cải tươi đã gọt vỏ, ép lấy nước rồi pha với 1 cốc nước lọc, dùng để súc miệng 3 lần/ngày, chỉ khoảng 2 ngày tình trạng nhiệt miệng sẽ dần chấm dứt.

 cu-cai-chua-nhiet-mieng

 

Bạn cũng nên tạo ra cho mình một chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng khoa học. Hạn chế những đồ ăn quá nóng, quá nhiều đường, chất kích thích... Thực hiện đánh răng ít nhất ngày 2 lần, khám và chăm sóc răng miệng định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần.

dat-lich

Đăng ký tư vấn miễn phí