Nha khoa thẩm mỹ
Nha khoa bệnh lý
Tin khuyến mại
Sâu răng sữa - Nguyên nhân khiến răng trưởng thành mọc lệch
17/04/2017
Sâu răng sữa – nguyên nhân của hàm răng trưởng thành mọc lệch
Vai trò của răng sữa
Thông thường, răng sữa của trẻ sẽ bắt đầu mọc khi trẻ bước vào tháng tuổi thứ 6 và kết thúc khi trẻ được 2 hoặc 2 tuổi rưỡi. Tuy chỉ tồn tại trong khoảng 6 năm đầu đời nhưng răng sữa lại giữ vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển toàn diện của trẻ. Dưới đây là một số vai trò của răng sữa bạn cần phải biết:
Răng sữa giúp trẻ thực hiện chức năng ăn nhai
+ Răng sữa giữ chức năng ăn nhai: Sau 6 tháng tuổi, ngoài sữa mẹ, trẻ sẽ được bổ xung thêm những thức ăn ngoài cứng hơn và khó tiêu hóa hơn. Răng sữa lúc này sẽ giúp trẻ tập ăn nhai và làm quen với thức ăn.
+ Răng sữa giúp xương hàm phát triển: Việc ăn nhai thức ăn hàng ngày của trẻ giúp cho xương hàm có thể phát triển bình thường mà không cần đến bất kỳ sự can thiệp nào.
+ Răng sữa giúp trẻ phát âm: Trong những năm đầu đời học nói của trẻ, răng sữa đóng vai trò quan trọng giúp trẻ phát âm đúng. Nếu răng sữa bị hỏng sớm phải nhổ, trẻ có thể bị nói ngọng.
+ Răng sữa giúp giữ vị trí để răng trưởng thành mọc lên đều đặn: Nếu răng sữa bị rụng sớm có thể sẽ làm cho các răng khác mọc chèn vào vị trí răng đã mất gây xô lệch cả hàm.
Ảnh hưởng của sâu răng sữa đến răng trưởng thành
Sâu răng sữa là bệnh lý rất phổ biến ở trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 4 – 8 tuổi. Có rất nhiều các ông bố bà mẹ nghĩ rằng, việc sâu răng sữa sẽ không ảnh hưởng gì, vì răng sữa sẽ rụng đi và được thay thế bằng răng trưởng thành. Đây là những ý nghĩ hoàn toàn sai lầm và thiếu căn cứ khoa học, sâu răng sữa trên thực tế sẽ để lại nhiều vấn đề nguy hiểm hơn bạn tưởng:
Sâu răng sữa có thể sẽ gây ra những sai lệch không mong muốn cho răng trưởng thành
+ Răng mọc lệch hoặc xiên hàm: Răng sữa bị sâu và rụng sớm sẽ khiến răng trưởng thành của trẻ mọc lên sẽ có xu hướng mọc lệch sang vị trí trống của răng đã mất làm xô lệch cả hàm răng.
+ Làm giảm chức năng ăn nhai: Sâu răng sẽ kèm theo các triệu chứng đau nhức, sau đó có thể sẽ làm mất răng và trong bất kỳ trường hợp nào cũng sẽ làm trẻ khó ăn nhai và lười ăn hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của trẻ.
+ Làm giảm khả năng phát âm của trẻ: Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong quá trình học nói của trẻ trong những năm đầu đời. Răng sữa rụng sớm có thể sẽ làm trẻ bị nói ngọng.
Sâu răng sữa ở trẻ em không hề đơn giản như những gì bạn nghĩ, nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và để lại hậu quả đến cả tương lai của trẻ.
Phương pháp điều trị sâu răng sữa cho trẻ
Trong trường hợp trẻ đã bị sâu răng, cách tốt nhất là cha mẹ nên đưa trẻ đến phòng khám nha khoa để được tư vấn phương pháp điều trị, nếu để tình trạng sâu răng của trẻ quá nặng, vết sâu quá lớn thì bác sỹ sẽ buộc phải chỉ định nhổ răng cho bé. Tuy nhiên, việc nhổ răng sẽ được các bác sĩ hạn chế tối đa vì khi răng sữa mất đi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc mọc răng trưởng thành của trẻ sau này.
Lựa chọn nha khoa uy tín để điều trị răng sâu cho trẻ
Phương pháp hiệu quả nhất để chữa sâu răng ở trẻ em mà các bác sĩ áp dụng đó là biện pháp hàn trám răng sâu bằng công nghệ Laser Tech. Đây là công nghệ hàn trám mới nhất hiện nay được Hiệp hội Nha khoa Hoa kỳ khuyến khích sử dụng, đặc biệt nó rất an toàn với trẻ nhỏ. Dưới đây là một số ưu điểm của công nghệ:
+ Quy trình trám răng an toàn: Dưới tác dụng trám bằng ánh sáng Laser Er sẽ không xâm phạm vào mô răng, an toàn tuyệt đối cho trẻ.
+ Hạn chế đau nhức: Kỹ thuật thực hiện không tác động sâu đến răng và mô lợi nên không gây ra cảm giác đau nhức hay ê buốt cả trong và sau quá trình trám răng.
+ Độ bền chắc cao: Chất liệu trám bằng loại sứ dẻo, có độ đàn hồi và độ bám chắc ổn định, không tạo khe rỗng giữa vết trám và răng thật, cho màu sắc giống như răng thật.
+ Khả năng cảm biến thức ăn như răng thật: Trám răng bằng công nghệ Laser Tech sẽ không làm mất đi mùi vị thức ăn như các phương pháp trám thông thường khác.
Một số cách chăm sóc răng cho trẻ bạn nên ghi nhớ
Các mẹ nên chú ý chăm sóc trẻ ngay từ khi mang thai, bổ sung các dưỡng chất cần thiết như: cua, tôm, cá, sò, sữa… sẽ có lợi cho men răng của bé khi sinh ra.
Tập cho trẻ thói quen chăm sóc răng miệng ngay từ khi còn nhỏ
+ Khi bé còn nhỏ, nên vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng gạc sạch vải sạch nhúng vào nước muối ấm.
+ Cho bé tập đánh răng ngay từ khi trẻ bước vào tuổi thứ 3, cùng với trẻ vệ sinh răng miệng hàng ngày. Nên dùng loại kem đánh răng có chứa chất fluor giúp men răng của trẻ chắc khỏe hơn.
+ Hạn chế cho bé ăn đồ ngọt hoặc uống sữa trước khi ngủ vì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tấn công gây bệnh lý hôi miệng và sâu răng cho trẻ.
+ Cung cấp các loại vitamin, đặc biệt là vittamin D và canxi trong chế độ ăn hàng ngày giúp cơ thể trẻ hấp thụ canxi tốt hơn và men răng được khỏe hơn.
Bên cạnh đó bạn cũng nên cho trẻ đến khám định kỳ răng miệng tại nha khoa uy tín ngay từ sớm, điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì hàm răng luôn khỏe mạnh và có thể kịp thời phát hiện, điều trị sớm những bệnh lý răng miệng cho trẻ.
Nếu còn các thắc mắc liên quan đến dịch vụ trám răng cũng như các dịch vụ khác, bạn có thể liên hệ tới nha khoa theo đường dây nóng: 1900 6465 hoặc tới trực tiếp nha khoa để nhận được sự tư vấn từ bác sỹ.
Nha khoa miễn phí toàn bộ chi phí thăm khám và tư vấn.