Nha khoa thẩm mỹ
Nha khoa bệnh lý
Tin khuyến mại
Tiêu xương hàm có nguy hiểm không?
28/04/2021
Câu hỏi: Chào bác sĩ, tôi bị mất răng 4 năm, tuần trước tôi đi khám ở nha khoa gần nhà bác sĩ bảo là bị tiêu xương hàm cần phải ghép xương rồi mới phục hình răng được. Tôi băn khoăn không biết, tiêu xương hàm có nguy hiểm không? Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn! ( Xuân Hùng – 52 tuổi).
Trả lời:
Chào bác Xuân Hùng!
Cảm ơn bác đã tin tưởng gửi câu hỏi tiêu xương hàm có nguy hiểm không về chuyên mục tư vấn của Nha khoa Quốc tế Việt Đức. Với nghi vấn của bạn, chúng tôi xin được giải đáp cụ thể như sau:
1. Tiêu xương hàm có nguy hiểm không?
Tiêu xương hàm (hay xương ổ răng) là tình trạng xương quanh chân răng bị tiêu biến do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiện tượng này có thể xảy ra ở mọi vị trí trên cung hàm hoặc thậm chí diễn ra trên cả hàm răng.
Tiêu xương răng không có biểu hiện rõ ràng trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, sau một vài năm thì sẽ xuất hiện những dấu hiệu rõ ràng hơn như các nếp nhăn sẽ xuất hiện nhiều và má bị hóp lại trông như móm. Tiêu xương hàm răng là một bệnh lý khá nguy hiểm, ảnh hưởng lâu dài cả về mặt thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe
Khi bị tiêu xương ổ răng sẽ khiến khả năng ăn uống của bạn bị ảnh hưởng khá nhiều. Khi chế độ dinh dưỡng bị ảnh hưởng thì sức khỏe cũng sẽ bị suy giảm theo.
Không những thế, phần xương bị tiêu cũng sẽ khiến nướu bị tụt theo. Từ đó, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và tấn công sâu vào tổ chức bên trong răng và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác
- Ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Khi xương hàm răng bị mất đi sẽ làm chân răng sẽ mất đi khả năng neo bám nên sẽ dễ bị rụng hơn. Và đương nhiên một người bị mất răng thì khi cười rất khó có thể đẹp được.
Khi gương mặt bị biến dạng thì người bệnh sẽ trở nên già nua hơn nên đương nhiên sẽ rất mất tự tin mỗi khi giao tiếp.
- Gây khó khăn trong điều trị phục hình
Xương hàm và chân răng luôn là hai yếu tố không thể tách rời nhau. Do vậy, nếu xương răng bị tiêu biến thì mọi điều trị nha khoa sẽ trở nên phức tạp hơn.
Ví dụ như cấy ghép implant thì trụ chân răng Implant sẽ không có chỗ neo bám, không tạo được sự ổn định. Do vậy nên khả năng đào thải trụ Implant là rất cao
Còn với dịch vụ chỉnh nha, răng của bạn sẽ nhanh chóng dịch chuyển tới vị trí mong muốn. Tuy nhiên, chiếc răng đó cũng rất dễ bị dịch chuyển hoặc quay lại vị trí cũ do không có xương neo giữ lại
2. Cách khắc phục tình trạng tiêu xương hàm
Thông thường, trong khoảng 1 năm đầu tiên bạn sẽ mất khoảng 25% xương hàm. Lúc này mức độ tiêu xương không nhiều nên ít người để ý và bỏ qua thời gian điều trị tốt nhất. Và sau khoảng thời gian 3 – 4 năm bạn sẽ thấy nướu, răng của mình có nhiều thay đổi tiêu cực. Khoảng thời gian này xương sẽ tiêu biến tới 40 – 60%. Ngày nay với kỹ thuật khoa học tiên tiến, việc điều trị tiêu xương hàm không quá khó khăn. Để chữa tiêu xương răng thì phương pháp hiệu quả nhất chính là bổ sung thêm xương.
- Ghép xương răng
Với phương pháp khắc phục tiêu xương răng này, bác sĩ sẽ tiến hành mở vạt lợi khu vực cần ghép xương. Sau đó sẽ tiến hành bổ sung xương mới vào trong. Xương dùng để bổ sung có thể lấy từ chính cơ thể khách hàng hoặc dùng xương nhân tạo. Mỗi loại vật liệu sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau.
Ví dụ như xương tự thân thì chi phí sẽ cao, khó thực hiện nhưng độ phù hợp rất cao. Còn xương nhân tạo thì ngược lại rẻ, dễ làm nhưng vẫn có tỷ lệ bị đào thải.
- Nâng xoang với hàm trên
Chữa tiêu xương răng ở khu vực hàm trên, bác sĩ thường sẽ áp dụng kỹ thuật nâng xoang. Thực chất thì kỹ thuật này cũng tương tự như ghép xương răng hàm dưới. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ cần dùng dụng cụ để đẩy phần xoang đã bị tụt lên trên. Sau đó mới ghép xương và đóng vạt nướu.
- Cấy ghép Implant ngay
Nếu bạn muốn chấm dứt hoàn toàn hiện tượng tiêu xương thì chỉ còn cách cắm Implant vào những khu vực bị mất răng. Vì cơ chế sản sinh của xương hàm cần có sự tác động liên tục, do đó các phương pháp như hàm giả tháo lắp hay cầu răng sứ sẽ không có tác dụng khi không còn chân răng.
Trụ Implant sẽ đóng vai trò như một chân răng giả nhận lực trong quá trình ăn nhai sẽ giúp khởi động lại vòng tuần hoàn sản sinh và tự hủy của xương hàm bên trong răng.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bác Xuân Hùng có những thông tin về bệnh lý tiêu xương hàm: mức độ nguy hiểm cũng như cách khắc phục. Nếu còn có điều gì băn khoăn vui lòng liên hệ đến Hotline 19006465 hoặc điền thông tin theo Form mẫu dưới đây. Xin chân thành cảm ơn!