Trang chủ » Tin tức hoạt động » Top 4 nguyên nhân niềng răng bị tụt lợi

Nha khoa thẩm mỹ

Nha khoa bệnh lý

Tin khuyến mại

Top 4 nguyên nhân niềng răng bị tụt lợi

Câu hỏi: Chào bác sĩ, em đã niềng răng được 1 năm nhưng mấy ngày gần đây thấy có dấu hiệu lợi có màu đỏ, sưng tấy, tụt dần so với ban đầu. Mong bác sỹ tư vấn giúp em: Niềng răng bị tụt lợi có làm sao không? Và em nên làm gì để giải quyết trình trạng này?. Cảm ơn bác sĩ! (Hương Ly – Bắc Ninh)

Trả lời:

Thân chào bạn!

Cảm ơn bạn Hương Ly đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với bác sĩ tại Nha khoa Quốc tế Việt Đức. Với thắc mắc của bạn: “Niềng răng bị tụt lợi có làm sao không? Cách giải quyết là gì?”, chúng tôi xin được giải đáp cụ thể như sau.

I/ 4 nguyên nhân gây niềng răng bị tụt lợi

Niềng răng bị tụt lợi là tình trạng phần nướu bao xung quanh chân răng bị tụt xuống dưới để lộ ra phần chân răng và ngà răng. Đây là một trong những khiếm khuyết mà nhiều khách hàng mắc phải, do 4 nguyên nhân sau:

1. Cao răng: Trong quá trình niềng răng, hệ thống mắc cài và các khí cụ hỗ trợ sẽ được gắn cố định trên răng nên việc vệ sinh răng miệng sẽ khó khăn hơn bình thường.

Nếu vệ sinh không kỹ và đúng cách, thức ăn sẽ còn đọng lại tại các chân răng, kẽ răng và mô nướu tạo nên các mảng bám cao răng. Lâu ngày lớp cao răng sẽ dầy lên và gây ra tụt lợi.

Lâu ngày lớp cao răng sẽ dầy lên sẽ gây ra tụt lợi

2. Do lực kéo từ khí cụ nha khoa không phù hợp: Đây là nguyên nhân khá phổ biến và nguyên nhân chính là do khách hàng lựa chọn địa chỉ niềng răng không uy tín, bác sỹ thực hiện tay nghề non kém.

Khi lực siết răng quá mạnh, không phù hợp với tình trạng răng khiến cho răng bị xê dịch quá nhanh, chân răng sẽ bị yếu lung lay gây ra tụt nướu.

Lực siết răng quá mạnh chân răng sẽ bị yếu lung lay gây ra tụt nướu

3. Đánh răng không đúng cách: Rất nhiều người sử dụng bàn chải quá cứng và lực chà sát mạnh tạo nên lực ma sát lớn gây tổn thương nghiêm trọng đến nướu, lợi, răng, gây mòn men răng, chảy máu chân răng và là nguyên nhân gây tụt lợi.

Đánh răng không đúng cách gây tổn thương nghiêm trọng đến nướu

4. Các bệnh lý về răng miệng: Trước khi niềng răng, một số bệnh nhân mắc phải các bệnh lý về răng miệng: Sâu răng, viêm lợi, cao răng nhiều…mà bác sỹ không thăm khám kĩ và điều trị dứt điểm cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng tụt lợi trong quá trình niềng răng.

Không điều trị dứt điểm các bệnh lý gây ra tụt lợi khi niềng răng

Xem thêm >> Niềng răng có ảnh hưởng gì không?

II/ Các ảnh hưởng khi niềng răng bị tụt lợi

Niềng răng bị tụt lợi gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng.

Niềng răng bị tụt lợi gây nhiều hậu quả nghiêm trọng

- Làm thưa kẽ chân răng, khi ăn uống rất dễ bị mắc các vụn thức ăn gây ra các bệnh về răng như viêm nha chu, viêm chân răng, viêm nướu,…Tình trạng này làm mất thẩm mỹ, gây trở ngại trong giao tiếp hàng ngày.

- Gây mất xi – măng mòn chân răng, lộ bề mặt răng ra bên ngoài. Phần ngà răng bị lộ ra bên ngoài làm cho răng nhạy cảm, dẫn đến hiện tượng ê buốt khi bị kích thích bởi thức ăn quá nóng, lạnh, cứng,…

- Sau khi tụt lợi sẽ phải chịu cảm giác ê buốt chân răng. Cổ răng và chân răng khi không còn lợi che phủ rất dễ bị mòn do cọ sát từ thức ăn hoặc bàn chải khi chải răng.

- Nguy hiểm nhất khi niềng răng bị tụt lợi kèm theo viêm chân răng sẽ có thể làm răng bị lung lay, thậm chí là mất răng sớm.

Tùy theo từng trường hợp, mức độ tụt lợi nặng nhẹ của mỗi nguời mà bác sỹ sẽ có phương án điều trị thích hợp.

III/ Cách khắc phục niềng răng bị tụt lợi

Nếu bị tụt lợi ở mức độ nhẹ, chưa gây ê buốt răng như trường hợp của bạn Hương Ly thì khách hàng cần sử dụng bàn chải lông mềm đánh răng 2 lần/ngày để tránh cọ xát với phần chân răng. Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để vệ sinh răng miệng sạch sẽ, loại bỏ hoàn toàn thức ăn thừa.

Bên cạnh đó, bạn nên đi cạo vôi răng, khám răng định kỳ 6 tháng/lần để ngăn chặn viêm lợi, viêm nha chu.

Nên đi cạo vôi răng, khám răng định kỳ 6 tháng/lần

Trường hợp đã xuất hiện dấu hiệu ê buốt răng thì nên dùng loại kem đánh răng chứa Flour và các chất chống ê buốt dành cho răng nhạy cảm. Nếu cổ răng bắt đầu bị mòn, các bạn cần đến nha khoa hàn trám ngay lập tức để bảo vệ chân răng.

Khi bệnh tụt nướu đã ở mức độ nghiêm trọng do niềng răng sai cách, bác sĩ buộc phải tháo mắc cài, sau đó phẫu thuật ghép mô nướu để phục hồi lại phần lợi đã bị tụt.

Điều quan trọng nhất để tránh trường hợp niềng răng bị tụt lợi là khách hàng cần lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín với công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sỹ giàu kinh nghiệm mang lại hiệu quả niềng răng tốt nhất.

Các tiêu chí lựa chọn cơ sở niềng răng uy tín

Với 15 năm phát triển, nha khoa Quốc tế Việt Đức tự hào thực hiện thành công 10.000 ca chỉnh nha mỗi năm. Chọn dịch vụ niềng răng braces 6s tại Nha khoa Quốc tế Việt Đức, đảm bảo khắc phục triệt để các khiếm khuyết về răng, sai lệch khớp cắn, xương hàm... hiệu quả ổn định, bền vững.

Khách hàng Nguyễn Thị Thu Hiền - Niềng răng mắc cài sứ

Khách hàng Hoàng Minh Trang - Niềng răng mắc cài Titan

Khách hàng Phương Ly - Niềng răng mắc cài Titan

Xem thêm >> Tự tin cười rạng ngời với Niềng răng Braces 6s

Mong rằng với những thông tin cung cấp trong bài viết bạn Hương Ly đã có đáp án chính xác cho vấn đề: Niềng răng bị tụt lợi có làm sao không? Cách giải quyết là gì? Nếu còn thắc mắc hoặc muốn biết thêm thông tin, bạn vui lòng liên hệ đến Hotline: 1900 6465 hoặc điền thông tin theo Form mẫu dưới đây để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn miễn phí cho bạn. 


Đăng ký tư vấn miễn phí