Trang chủ » Tư vấn nha khoa » Trẻ bị móm: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục hiệu quả

Nha khoa thẩm mỹ

Nha khoa bệnh lý

Tin khuyến mại

Trẻ bị móm: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục hiệu quả

Móm răng ở trẻ nguyên nhân do đâu, dấu hiệu nhận biết như thế nào và đâu là cách khắc phục hiệu quả? Bài viết sau đây, bác sĩ Nha khoa Quốc tế Việt Đức sẽ đưa ra đáp án cho bạn, hãy cùng chúng tôi tham khảo ngay!

Móm răng ở trẻ nguyên nhân do đâu, dấu hiệu nhận biết như thế nào và đâu là cách khắc phục hiệu quả? Bài viết sau đây, bác sĩ Nha khoa Quốc tế Việt Đức sẽ đưa ra đáp án cho bạn, hãy cùng chúng tôi tham khảo ngay!

1.Nguyên nhân khiến trẻ bị móm

Móm hay còn gọi là khớp cắn ngược là một dạng sai khớp cắn rất phổ biến do nhiều nguyên nhân dẫn đến. Theo các nghiên cứu, trẻ bị móm 90% nguyên nhân là do di truyền. Nếu cha mẹ hay ai đó trong gia đình bị móm thì khả năng trẻ bị móm khi lớn lên cũng cao hơn.

Tiếp theo đó, tình trạng móm hàm còn có sự phân hóa chủng tộc. Những tộc người châu Á hay tộc người Anh – Điêng có tỉ lệ móm cao hơn hẳn so với các chủng tộc khác.

Thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày như ngậm núm vú, mút ngón tay cũng dẫn đến tình trạng móm xảy ra hoặc ngày càng nặng hơn ở trẻ. Vì những hành động này sẽ tác động tới hướng mọc của răng, kích thích hoặc kìm hãm sứ phát triển của xương hàm,… từ đó gián tiếp gây ra hiện tượng cắn ngược ở trẻ em.

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị móm

Răng hàm dưới nhô ra nhiều hơn so với hàm trên là dấu hiệu đơn giản & rõ ràng nhấtđể nhận biết tình trạng móm ở trẻ em. Hiện tượng này được thể hiện rõ ràng nhất mỗi khi bé nở nụ cười. Hoặc đôi khi nhìn từ phía mặt nghiêng thì cha mẹ có thể vô tình phát hiện ra.

Tuy nhiên các bác sĩ cũng cho biết, khi thấy trẻ 1 tuổi bị móm thì cha mẹ cũng chưa cần quá lo lắng. Bởi có rất nhiều trường hợp, tuy răng sữa của trẻ bị khớp cắn ngược nhưng sau khi thay răng vĩnh viễn lại không bị móm nữa.

3. Khắc phục răng móm ở trẻ

Không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, trẻ nhiều tác hại như: Làm xô lệch răng; Dẫn đến các bệnh lý răng miệng; Gặp khó khăn khi ăn nhai; Đau khớp thái dương hàm; Phát âm không chuẩn....

Hiện nay có rất nhiều phương pháp để điều trị móm ở trẻ, tùy thuộc vào mức độ móm mà các con gặp phải do vậy khi nhận thấy có vấn đề Ba Mẹ nên đưa con đến các cơ sở nha khoa để được thăm khám và chỉ định phương pháp phù hợp. 

  • Phương pháp nong hàm trên

Trong nhiều trường hợp, việc chữa móm ở trẻ rất đơn giản, chỉ cần sử dụng duy nhất khí cụ nong hàm là đủ.

Nong hàm là dụng cụ được đặt vào vòm hàm trên của bé. Sau đó bác sĩ sẽ từ từ mở rộng dụng cụ theo từng giai đoạn để tăng kích cỡ hàm trên. Mục đích là đưa hàm trên tiến ra phía trước cho đúng với tương quan chuẩn của hai hàm.

Thông thường trẻ sẽ phải sử dụng nong hàm trong khoảng 12 tháng. Sau đó tiếp tục đeo khí cụ duy trì kết quả để răng ổn định ở vị trí mới.

  • Chỉnh nha niềng răng

Niềng răng là cách phổ biến nhất để điều trị móm ở trẻ em. Phương pháp này cũng có hiệu quả cao trong rất nhiều trường hợp.

Thông qua hệ thống mắc cài và dây cung, bác sĩ sẽ tác dụng lực liên tiếp để đưa răng về vị trí chuẩn. Trong quá trình niềng răng, các con có thể sẽ cần sử dụng thêm một số khí cụ như thun liên hàm để căn chỉnh khớp cắn sao cho đúng nhất. 

Xem thêm>> Niềng răng móm rút ngắn thời gian, hiệu quả nhanh chóng với công nghệ Braces 6S

Trẻ bị móm nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng về thẩm mỹ, chức năng ăn nhai….. Khi con có dấu hiệu sai lệch khớp cắn Ba Mẹ hãy liên hệ đến Hotline 19006465 hoặc điền thông tin theo Form mẫu dưới đây để được bác sĩ giải đáp miễn phí.

Đăng ký tư vấn miễn phí