Nha khoa thẩm mỹ
Nha khoa bệnh lý
Tin khuyến mại
[Hỏi Đáp] Trám răng cho trẻ nên hay không?
03/12/2020
Trả lời:
Cảm ơn bạn Minh Thu đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với bác sĩ tại Nha khoa Quốc tế Việt Đức. Với thắc mắc của bạn: “Có nên trám răng cho trẻ không? chúng tôi xin được giải đáp cụ thể như sau.
I/ Có nên trám răng cho trẻ
Răng sữa có vai trò rất quan trọng trong việc ăn nhai, thẩm mỹ của trẻ nhỏ. Hơn nữa, răng sữa còn giữ vai trò định hướng cho răng mọc đúng vị trí về sau này.
Do đó, đối với các trường hợp răng trẻ bị mẻ, sâu…thì trám răng là cách khắc phục tối ưu vì nếu không điều trị kịp thời có thể khiến bệnh phát triển nhanh, gây tổn thương men răng, viêm tủy,…
Hàn trám răng cho trẻ là kỹ thuật đơn giản, nhanh gọn và có tính an toàn cao, hoàn toàn không xâm lấn đến mô hay cấu trúc răng nên cha mẹ không cần lo lắng về vấn đề trám răng sẽ khiến con bị đau nhức hoặc ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
Bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám răng bổ sung vào vị trí bị thiếu do sứt mẻ, giúp răng khôi phục hình thể như ban đầu, đảm bảo việc ăn nhai tốt và thẩm mỹ cho trẻ.
Trám răng cho trẻ là kỹ thuật đơn giản, an toàn
Xem thêm >> Trám răng bị mẻ bao lâu thì hoàn thành?
II/ Phương pháp trám răng cho trẻ tốt nhất
Tùy vào từng trường hợp tổn thương mà bác sỹ sẽ có phương pháp trám răng cho trẻ phù hợp nhất.
+ Trám răng phòng ngừa
Phương pháp này áp dụng với các trường hợp trẻ có vấn đề về men răng, chớm sâu răng, răng bị nứt mẻ nhỏ…
Khi đó, bác sỹ sẽ đưa vật liệu trám Sealant lên bề mặt răng để bít kín phần răng bị mẻ hoặc các hố rãnh sâu ngăn chặn vi khuẩn tấn công vào răng, giúp phòng ngừa nguy cơ bị nứt vỡ, sâu răng nặng hơn cho bé.
Trám răng Sealant trong trường hợp răng bị vỡ mẻ nhỏ
+ Trám răng điều trị
Áp dụng với các trường hợp răng trẻ bị sâu hoặc nứt vỡ nặng, ảnh hưởng đến tủy răng. Đầu tiên các bác sỹ sẽ tiến hành điều trị viêm tủy, rồi tiến hành trám răng điều trị cho trẻ.
Lúc này bác sỹ sẽ sử dụng vật liệu trám composite để trám bít mô răng bị mẻ, các lỗ sâu răng để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập phá hủy các tổ chức bên trong răng.
Sau khi điều trị ổ viêm và thực hiện trám răng điều trị, răng của trẻ sẽ hết đau nhức, thẩm mỹ và chức năng ăn nhai được khôi phục như răng ban đầu.
Trám răng Composite trong trường hợp răng bị vỡ mẻ nặng
Xem thêm >> Địa chỉ trám răng trẻ em uy tín hàng đầu
III/ Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi trám răng ở trẻ em
Cũng như người lớn sau khi trám răng cho trẻ cần có chế độ vệ sinh răng miệng đúng cách để kết quả vết trám được duy trì lâu dài.
Cần hướng dẫn trẻ chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách
+ Kiêng ăn uống trong 2 giờ đầu
Vì vật liệu trám cần có thời gian để khô và bám chắc, do đó trong 2 giờ đầu cha mẹ không nên cho trẻ ăn tránh tác động làm bung bật vết trám.
+ Không ăn đồ cứng và hạn chế đồ ăn nóng lạnh
Sau khi trám răng, trẻ nên uống nhiều nước, sử dụng các dạng thức ăn lỏng như cháo và tránh việc ăn đồ cứng hoặc dai, tác động vào vết trám răng.
Đặc biệt, cần tránh thực phẩm quá nóng hoặc lạnh vì có thể khiến chất liệu trám bị ảnh hưởng. Cùng với đó, các loại kẹo, bánh, đồ có gas,…cũng nên hạn chế sử dụng.
+ Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Việc vệ sinh răng miệng hàng ngày là điều rất cần thiết giúp trẻ phòng tránh các bệnh lý: sâu răng, viêm nướu,…
Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ đánh răng đầy đủ 2 lần /ngày bằng bàn chải lông mềm, để vết trám được bên chắc và ngăn ngừa vi khuẩn tấn công.
Xem thêm >> 80% cha mẹ sai lầm trong cách chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ
Mẹ Minh Thu hoàn toàn có thể yên tâm về vấn đề an toàn trong trám răng cho trẻ và mẹ nên đưa con đến nha khoa sớm để bác sỹ điều trị chỗ răng bị mẻ kịp thời, tránh để lâu sẽ dẫn tới tổn thương nặng. Nếu còn có điều gì băn khoăn Minh Thu và các khách hàng vui lòng liên hệ đến Hotline 1900 6465 hoặc điền thông tin theo Form mẫu dưới đây để được các chuyên gia, bác sĩ tư vấn miễn phí.